Các kỹ sư của Microsoft đã vô tình đưa chế độ gỡ rối hiệu năng GPU vào trong bản cập nhật Windows 11 22H2, khiến cho quá trình chơi game gặp lỗi khó chịu.
Theo thông báo chính thức của Microsoft hôm 11/11, công ty
xác nhận bản cập nhật Windows 11 22H2 phát sinh lỗi khi người dùng chơi game. Một
số ứng dụng và tựa game có thể ngẫu nhiên kích hoạt chế độ GPU performance
debugging - một tính năng không dành cho người dùng cuối. Điều này làm giảm hiệu
suất máy, gây ra hiện tượng đơ, giật.
Trước đó, khi cài đặt bản cập nhật mới, nhiều người nhận ra máy tính của họ gặp vấn đề trong lúc chơi game. Ban đầu, nguyên nhân bị nghi ngờ là card đồ họa của Nvidia. Tuy nhiên, sau khi cài lại trình điều khiển (driver), sự cố vẫn không thể giải quyết.
Theo Microsoft, những khách hàng gặp vấn đề có thể khắc phục
bằng cách cập nhật phiên bản mới nhất của các trò chơi và ứng dụng bị ảnh hưởng.
"Nếu không chắc chắn về cách cập nhật các trò chơi và ứng dụng mình đã cài
đặt, bạn cần tham khảo ý kiến nhà phát triển. Tuy nhiên hầu hết chúng sẽ cập
nhật tự động", công ty thông tin thêm.
Song song đó, Microsoft đã ngừng tự động cập nhật các máy bị
ảnh hưởng lên Windows 11 22H2 trong thời gian chờ đợi khắc phục lỗi. Người dùng
cũng có thể tạm thời chọn quay lại phiên bản cũ nếu đã lỡ cài đặt.
Theo Bleeping Computer, kể từ khi phát hành Windows 11 22H2
hôm 4/10, Microsoft 4 lần tung ra bản cập nhật nhằm trì hoãn tính năng tự động
nâng cấp lên phiên bản mới do lỗi liên quan đến Xbox Game, màn hình xanh, in ấn
và Windows Hello.
Ngoài ra, họ cũng xác nhận Windows 11 22H2 có thể tác động
đáng kể đến hiệu suất sao chép file dung lượng lớn qua SMB, hủy cấp phép trên một
số hệ thống và ảnh hưởng đến thiết bị đầu cuối được cấu hình qua Windows 11.
Đây không phải là lần đầu tiên các game thủ gặp sự cố với
phiên bản hệ điều hành mới của Microsoft. Trước đó, nhiều chủ nhân máy tính chạy
chip AMD nhận thấy hiệu năng thiết bị giảm sút nghiêm trọng khi cài đặt Windows
11. May mắn là vấn đề được khắc phục nhanh chóng bằng driver với từ AMD và bản
vá phần mềm của Microsoft.
(Theo Zing)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét